Phần thi PTE Read Aloud là phần thi mà nhiều thí sinh khi đi thi PTE rất quan tâm, kể cả khi học PTE cũng vậy đây là phần mà nhiều học viên tại PTE Magic thường ưu tiên học nhiều hơn.

Vì sao vậy? Vì đây là phần thi vừa khó, vừa đòi hỏi nhiều kỹ năng mà còn cho nhiều điểm (29% Speaking, 28% Reading).

Vậy phải làm sao để có thể làm tốt phần thi này và có những bí quyết này giúp cho thí sinh lấy trọn điểm phần này? Hãy cùng PTE Magic tìm hiểu về các tiêu chí chấm điểm, bí quyết lấy điểm phần này nha.

Phần thi Nói và bài thi PTE Read Aloud

Phần thi Nói là phần thi đầu tiên của bài thi PTE. Phần thi sẽ kéo dài khoảng 30 phút với 5 dạng thi. Trong đó, bài thi Read Aloud là dạng bài đầu tiên. Thí sinh sẽ gặp từ 6-7 câu Read Aloud. Điểm của bài thi này sẽ tính 29% cho kỹ năng Nói và 28% cho kĩ năng Đọc.

Dạng bài Read Aloud yêu cầu thí sinh phải đọc một đoạn văn ngắn từ 40 – 80 chữ, tương đương với 2-4 dòng. Sau từ 30-40 giây chuẩn bị dựa vào độ dài của đoạn văn, thí sinh sẽ có 40 giây để đọc to đoạn văn. Lưu ý, nếu thí sinh không đọc đoạn văn sau 3 giây, mic sẽ tự động đóng.

Tiêu chí chấm điểm của Read Aloud

Read Aloud có bao nhiêu tiêu chí chấm điểm?
Read Aloud có bao nhiêu tiêu chí chấm điểm?

Dạng bài PTE Read Aloud chấm điểm cho thí sinh dựa vào 3 tiêu chí với những yếu tố chi tiết được trình bày trong bảng sau:

Điểm Content
Yêu cầu Mỗi một lần thay thế, bỏ chữ, thêm chữ được tính là 1 lỗi
Điểm Điểm tối đa là dựa vào độ dài của bài đọc
Điểm Fluency
Số điểm Tiêu chí chấm điểm
0 Non-English (Nói không lưu loát)

  • Nói chậm và khó khăn với việc nhóm các cụm từ không rõ ràng, nhiều lần ngập ngừng, tạm dừng, bắt đầu sai, và/hoặc giản lược âm đáng kể.
  • Hầu hết các từ đều bị tách rời, và có thể có nhiều hơn một khoảng dừng dài.
1 Intrusive (Nói ở mức trung bình)

  • Cách ngắt nghỉ câu hoặc nhịp điệu câu không đều.
  • Cách ngắt nghỉ kém, nói theo từng âm tiết, nhấn mạnh từ không phù hợp, hoặc nhiều lần ngập ngừng, lặp lại và/hoặc bắt đầu sai khiến bài nói trở nên không lưu loát.
  • Các câu dài có thể có một hoặc hai đoạn ngắt nghỉ dài và nhấn mạnh từ không phù hợp ở cấp độ câu.
2 Intermediate (Nói tốt)

  • Bài nói có thể không đều hoặc rời rạc.
  • Bài nói (nếu có 6 từ trở lên) phải có ít nhất một cụm ba từ nói trơn tru và không quá hai hoặc ba lần ngập ngừng, lặp lại hoặc bắt đầu sai.
  • Có thể có một khoảng dừng dài, nhưng không quá hai lần trở lên.
3 Good (Nói khá lưu loát)

  • Tốc độ nói chấp nhận được nhưng có thể không đều.
  • Có thể có nhiều hơn một lần ngập ngừng, nhưng hầu hết các từ được nói thành cụm từ liên tục.
  • Ít lần lặp lại hoặc bắt đầu giả (false start).
  • Không có khoảng dừng dài và bài nói không nghe rời rạc.
4 Advanced (Nói lưu loát)

  • Bài nói có nhịp điệu chấp nhận được với cách ngắt nghỉ và nhấn mạnh từ phù hợp.
  • Có thể có tối đa một lần ngập ngừng, lặp lại hoặc bắt đầu giả (false start).
  • Không có sự giản lược âm đáng kể theo kiểu không phải tiếng mẹ đẻ.
5 Native-like (Nói giống người bản địa)

  • Bài nói thể hiện nhịp điệu và cách ngắt nghỉ mượt mà.
  • Không có bất kỳ sự ngập ngừng, lặp lại, bắt đầu giả (false start) hoặc giản lược âm theo kiểu không phải tiếng mẹ đẻ.
Điểm Pronunciation
Số điểm Tiêu chí chấm điểm
0 Disfluent (Phát âm không nhuần nhuyễn)

  • Phát âm hoàn toàn giống như một ngôn ngữ khác.
  • Nhiều phụ âm và nguyên âm được phát âm sai, sắp xếp sai hoặc bị lược bỏ.
  • Người nghe có thể thấy hơn 1/2 bài nói không thể hiểu được.
  • Các âm tiết được nhấn mạnh và không nhấn mạnh được thể hiện theo cách không giống tiếng Anh.
  • Sẽ có một số từ trong tiếng anh có thể có số lượng âm tiết sai.
1 Limited (Phát âm hạn chế)

  • Nhiều phụ âm và nguyên âm được phát âm sai, dẫn đến giọng nước ngoài khó nghe.
  • Người nghe có thể gặp khó khăn trong việc hiểu khoảng 1/3 số từ. Nhiều phụ âm có thể bị biến dạng hoặc lược bỏ.
  • Cụm phụ âm có thể không giống tiếng Anh.
  • Trọng âm được đặt theo kiểu không giống tiếng Anh; các từ không được nhấn mạnh có thể bị giảm hoặc lược bỏ, và một vài âm tiết được thêm vào hoặc bỏ sót.
2 Intermediate (Phát âm trung bình)

  • Một số phụ âm và nguyên âm được phát âm không chính xác theo cách của người bản xứ.
  • Ít nhất 2/3 bài nói dễ hiểu, nhưng người nghe có thể cần điều chỉnh để quen với giọng.
  • Một số phụ âm thường xuyên bị lược bỏ, và cụm phụ âm có thể được đơn giản hóa.
  • Trọng âm có thể được đặt không chính xác trên một số từ hoặc không rõ ràng.
3 Good (Phát âm tốt)

  • Đa số nguyên âm và phụ âm được phát âm chính xác.Tuy nhiên, một số lỗi thường gặp có thể khiến một vài từ khó hiểu.
  • Một số phụ âm trong ngữ cảnh nhất định có thể bị biến đổi, lược bỏ hoặc phát âm sai một cách thường xuyên.
  • Giảm trọng âm của nguyên âm phụ thuộc vào ngữ điệu có thể xảy ra trên một vài từ.
4 Advanced (Phát âm dễ hiểu)

  • Các nguyên âm và phụ âm được phát âm rõ ràng.
  • Một vài biến đổi nhỏ về phụ âm, nguyên âm hoặc trọng âm không ảnh hưởng đến khả năng thông hiểu.
  • Tất cả các từ đều dễ hiểu.
  • Một vài phụ âm hoặc cụm phụ âm có thể bị biến đổi.
  • Trọng âm được đặt chính xác trên tất cả các từ thông dụng và trọng âm cấp độ câu hợp lý.
5 Native-like (Phát âm giống người bản địa)

  • Tất cả các nguyên âm và phụ âm đều được phát ra theo cách dễ hiểu đối với người dùng ngôn ngữ đó.
  • Người nói sử dụng các quá trình đồng hóa và lược bỏ âm phù hợp với ngữ điệu nói.
  • Trọng âm được đặt chính xác trên tất cả các từ và trọng âm cấp độ câu hoàn toàn phù hợp.

Một vài lưu ý với tiêu chí Fluency

Tại sao tiêu chí Fluency lại khó lên điểm?

Tại sao khó lên điểm PTE Read Aloud
Tại sao khó lên điểm PTE Read Aloud

Đối với nhiều bạn học viên, việc đạt được một số điểm ổn định cho tiêu chí Fluency là khá khó khăn. Một vài những lý do chính có thể kể đến bao gồm:

  • Không quen đọc to: Tiêu chí Fluency yêu cầu thí sinh phải giữ được tốc độ và nhịp điệu hợp lí, tự nhiên. Do đó, đối với những người có thói quen đọc nhẩm trong đầu, việc đọc thành tiếng có thể gây khó khăn và gượng gạo trong thời gian đầu, khiến điểm Fluency bị chững lại.
  • Không đọc được/ không biết từ: Một lý do khá phổ biến gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí Fluency chính là vốn từ vựng còn khá ít. Việc có ít từ vựng sẽ khiến cho việc đọc câu bị khựng lại giữa chừng do bạn chưa biết cách xử lý từ mới. Chính vì vậy, việc có một vốn từ tương đối dồi dào sẽ khiến bạn tự tin hơn khi làm bài thi PTE Read Aloud.
  • Chưa biết ngắt nghỉ hợp lý: Việc đọc bài một cách bản năng rất dễ khiến thí sinh rơi vào tình trạng đọc được trôi chảy những phần mình biết đọc và dễ bị “đứng hình” với những chỗ mình không biết. Việc ngắt nghỉ không theo quy tắc sẽ rất dễ khiến điểm của bạn tụt xuống do bạn đang “chẻ nhỏ” ý nghĩa của câu.

Cách tăng điểm cho tiêu chí Fluency

Lưu ý để tăng điểm Fluency
Lưu ý để tăng điểm Fluency

Dưới đây là một vài bí quyết sẽ giúp bạn có thể cải thiện điểm Fluency của mình một cách dễ dàng trong ngày thi PTE nhé.

Sử dụng khôn ngoan thời gian chuẩn bị

Trước khi làm bài PTE Read Aloud, bạn sẽ có khoảng thời gian từ 30-40 giây để đọc trước đoạn văn. Trong thời gian này, bạn nên đọc lướt toàn bộ đoạn văn thành tiếng. Việc đọc toàn bộ đoạn văn sẽ giúp bạn xác định được các dấu câu, giúp cho bạn mường tượng được mình nên ngừng nghỉ ở những chỗ nào. Bạn lưu ý chỉ nên dừng ở dấu chấm bằng với thời gian bạn đọc một chữ, còn dấu phẩy thì bạn nghỉ bằng một nửa dấu chấm nhé.

Để ý đến cách lên giọng và xuống giọng khi đọc bài

Không chỉ việc ngắt nghỉ, bạn cũng hãy sử dụng đúng tông giọng khi ngắt nghỉ. Bạn nên lên giọng khi bắt đầu câu và hơi xuống giọng khi kết thúc câu. Việc ngắt nghỉ cũng như lên xuống giọng hợp lý sẽ giúp bạn đọc trôi chảy và đảm bảo được ý nghĩa hợp lí của đoạn văn.

Bên cạnh dấu câu, việc lên giọng và xuống giọng cũng sẽ được sử dụng để thể hiện cách các ý trong bài được liên kết. Do đó, bạn hãy lên giọng khi bắt đầu ý mới và xuống giọng khi kết thúc ý.

Bạn hãy luyện tập phần ngắt nghỉ và lên xuống giọng với phần câu sau. Kí hiệu “/” sẽ là kí hiệu ngắt nghỉ.

“Photography’s gaze widened during the early years of the twentieth century / and, / as the snapshot camera became increasingly popular, / the making of photographs became increasingly available / to a wide cross-section of the public. / The British people grew accustomed to, / and were hungry for, / the photographic image.”

Nhấn mạnh vào những từ mang ý nghĩa quan trọng

Trong một đoạn văn, sẽ có những từ được gọi là “content words” hay những từ mang nội dung. Nhờ vào những từ này, nội dung của bài sẽ được thể hiện rõ ràng và thống nhất. Đây cũng là những từ bạn nên nhấn mạnh khi đọc bài thi PTE Read Aloud. Bạn hãy nhấn vào từ bằng cách đọc to hơn âm tiết quan trọng. (VD: development).

Ngược lại, sẽ có những từ mang tính chất bổ sung về mặt ngữ pháp, không thật sự cần sự nhấn mạnh. (Ví dụ: mạo từ  – a/an/the, giới từ – in/on/of/from/in,…).

Mở rộng vốn từ vựng

Một trong những lý do phổ biến nhất với nhiều bạn học sinh khi đọc bài Read Aloud là do vốn từ chưa dồi dào. Bạn nên lưu ý rằng bài thi PTE Academic thường nhắc đến những chủ đề mang tính chất học thuật: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, chính trị, etc. Vì thế, việc bạn nắm được một lượng từ nhất định về các lĩnh vực học thuật sẽ là chìa khoá để bạn có thể xử lý phần thi Read Aloud nói riêng và bài thi PTE Academic nói chung một cách dễ dàng hơn.

Một vài lưu ý cho việc tự ôn luyện

Bí quyết học Read Aloud
Bí quyết học Read Aloud

Để cải thiện được khả năng đọc trong bài thi PTE Read Aloud, bạn nên liên tục luyện tập. Dưới đây là một vài gợi ý cho quá trình ôn luyện của bạn:

Đọc thường xuyên

Việc đọc thường xuyên và thành tiếng sẽ giúp bạn có trải nghiệm giống như làm các bài Read Aloud. Bạn đừng quên chú ý về những dấu câu cũng như việc lên giọng, xuống giọng giữa các ý và các câu. Không chỉ vậy, bạn cũng nên lựa chọn những đoạn văn phù hợp với trình độ của bản thân cũng như có các từ vựng học thuật để bám sát nhất với bài thi nhé.

Trau dồi kiến thức ngữ pháp

Những đoạn văn trong phần PTE Read Aloud không chỉ yêu cầu thí sinh ngắt nghỉ dựa vào dấu câu, mà còn phải xem xét về mặt ý nghĩa nữa. Do vậy, việc bạn tìm hiểu thêm về các ngữ pháp căn bản và phổ biến sẽ giúp ích cho bạn khi xác định những chỗ cần ngắt nghỉ.

Ghi chép và luyện tập

Việc gặp những từ mới và ngữ pháp mới khi đọc các đoạn văn là điều không thể tránh khỏi. Để giúp bạn dễ tiến bộ hơn, bạn hãy ghi chú thêm về những phần mới này và dành thêm thời gian để tra cứu thêm bên ngoài. Với từ mới, bạn hãy tìm hiểu cách đọc đúng (tham khảo các từ điển uy tín như Oxford, Cambridge) và ý nghĩa cơ bản nhất. Với các ngữ pháp mới, bạn hãy đọc lý thuyết, xem các ví dụ và có thể làm thêm một vài bài tập củng cố để nắm chắc phần này.

Đọc lại và đánh giá

Sau khi đã tra cứu từ mới, luyện tập ngắt nghỉ, bạn đừng quên ghi âm lại một bản đọc hoàn chỉnh nhất của bản thân. Bạn hãy nghe lại bản ghi, tự rút ra những kinh nghiệm để cải thiện phần ngắt nghỉ nhé. Việc liên tục nghe lại và tự đánh giá bài làm của bản thân sẽ khiến bạn tiến bộ.

Tổng kết

Trong bài viết này, PTE MAGIC đã hé lộ một vài “bí kíp” của các sĩ tử nhà MAGIC rèn luyện để đạt được điểm Fluency ổn định trong kỹ năng Speaking, đặc biệt là phần thi PTE Read Aloud. Chúc các bạn áp dụng thành công nhé.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được những điều cần thiết để có thể đủ sự tự tin và kinh nghiệm sớm đạt được mục tiêu lấy trọng điểm ở phần thi Read Aloud sắp tới. Nếu bạn cần thêm những kiến thức chuyên môn sâu hơn và các phương pháp học, làm bài thi PTE hiệu quả hay liên hệ ngay với PTE Magic để được tư vấn lộ trình học cam kết đậu chỉ với một lộ trình ngay nhé.

Khóa học PTE Cam kết đậu tại Magic
Khóa học PTE Cam kết đậu tại Magic

PTE Magic tự hào là đơn vị uy tín trong đào tạo, rèn luyện thi PTE và cũng là đối tác chính thức của Pearson. Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong hướng dẫn đào tạo hơn 40.000 học viên Pass PTE, luôn đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục mục tiêu Du học – Làm việc – Định cư nước ngoài

Liên hệ

Hotline tư vấn : 08888 79 090

Email liên hệ: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/HocluyenthiPTE

Để lại thông tin tư vấn, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *